Trám răng giúp khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ cho răng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng như viêm tủy, nhiễm trùng hay mất răng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi phải trám răng vì sợ đau. Vậy trám răng có đau không? Bài viết này chuyên mục Kiến thức trám răng của Nha khoa Shark sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về trám răng có đau không và cách giảm đau hiệu quả.
Trám răng có đau không?
Trám răng là một phương pháp nha khoa được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, giúp cải thiện răng gặp khuyết điểm trong trường hợp răng sâu, sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ,... Bên cạnh đó, phương pháp này khôi phục chức năng ăn nhai và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào răng.
Tuy nhiên, vấn đề trám răng có đau không vẫn luôn ảnh hưởng tới tâm lý của mọi người.
Hiện nay, trám răng có đau không dựa vào rất nhiều yếu tố như: tay nghề bác sĩ và hệ thống máy móc, trang thiết bị. Trong trường hợp bạn lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín thì việc trám răng hoàn toàn không đau.
Bởi vì trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm cảm giác khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại cùng bác sĩ tay nghề cao thực hiện, quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn tại những cơ sở kém chất lượng, tình trạng đau nhức sẽ xảy ra, thậm chí kèm thêm chảy máu và ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nha khoa để thực hiện trám răng.
Những yếu tố quyết định tới trám răng có đau không?
Ngoài những yếu tố về tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất, vấn đề trám răng có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng cần trám, cơ địa của mỗi người, vật liệu trám,... Cụ thể về từng yếu tố sẽ được chi tiết dưới đây:
- Tình trạng răng cần trám
Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng. Với những vị trí hư tổn bên ngoài hoặc không gây ảnh hưởng tới tủy răng, việc trám răng hoàn toàn không đau.
Trám răng sâu có đau không? Với những vị trí răng bị sâu vào bên trong và ảnh hưởng tới tủy thì việc trám răng sẽ xuất hiện những vấn đề đau nhẹ và khó chịu. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường nên mọi người không cần quá lo lắng.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau, có người chỉ cần tác động nhẹ cũng gây ra cảm giác khó chịu. Còn có người cơ địa bình thường, không cảm thấy ê buốt trong quá trình trám răng.
Đối với những cơ địa bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong vật liệu trám răng, cần thông báo ngay cho bác sĩ để không xảy ra kích ứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Tay nghề bác sĩ
Tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới trám răng có đau không. Khi bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện theo đúng kỹ thuật, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái trong quá trình trám răng. Quan trọng nhất, chất lượng của răng sau khi trám cũng đảm bảo về độ hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu bác sĩ tay nghề kém thực hiện sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu, đau nhức trong quá trình trám răng và cả sau khi trám.
- Công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng
Khi trám răng áp dụng công nghệ hiện đại thì tình trạng đau nhức sẽ giảm tối đa. Bên cạnh đó, vật liệu trám sẽ quyết định tới độ bền của miếng trám. Những vật liệu chất lượng sẽ tạo sự thoải mái về chất lượng và màu sắc của răng. Còn những vật liệu kém chất lượng sẽ gây kích ứng và khiến răng bị đau buốt.
- Số lượng răng cần trám
Khi thực hiện trám 1 chiếc răng chắc chắn sẽ ít đau và khó chịu hơn so với trám một lúc nhiều răng. Bởi vì trám nhiều răng đồng nghĩa với việc hàm răng bị tổn thương nhiều và thời gian thực hiện cũng như hồi phục sẽ lâu hơn. Do đó, việc trám quá nhiều răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Có thể thấy, có rất nhiều yếu tố quyết định tới vấn đề trám răng có đau không. Để hạn chế tình trạng đau nhức và khó chịu, bạn cần hiểu rõ những yếu tố này và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân dẫn tới trám răng bị đau
Thông thường, khi trám răng đúng kỹ thuật, đúng quy trình thì cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn đau nhức khi trám răng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này được các bác sĩ lý giải rằng:
Khi bác sĩ thực hiện kỹ thuật trám răng không chính xác khiến miếng hàn không được ôm sát và bịt kín lỗ răng. Lúc này, các khe hở sẽ xuất hiện giữa miệng hàn và mô răng thật. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng trám răng bị đau nhức.
Ngoài ra, khi gặp các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy,... mà không được điều triệt để trước khi thực hiện trám răng cũng gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.
Cách giảm đau và ê buốt khi trám răng hiệu quả
Nếu không may gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt nhẹ, bạn có thể khắc phục hiệu quả tại nhà.
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng tỏi và gừng để chữa ê buốt răng. Đây là nguyên liệu lành tính và có công dụng giảm ê buốt răng hiệu quả. Bạn chỉ cần thực hiện bằng cách ngậm gừng và tỏi trước khi đi ngủ để giảm tình trạng ê buốt răng.
Tiếp theo, bạn nên chăm chỉ thực hiện súc miệng bằng nước muối. Bạn có thể tự pha nước muối loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý có sẵn ở hiệu thuốc phù hợp với tình trạng răng của mình để súc miệng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện chườm nóng, chườm lạnh để giảm cơn ê buốt răng sau khi hàn trám. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp với những cơn đau nhức nhẹ.
Trong trường hợp răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài thì bạn cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Từ đó sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả.
>>>Xem thêm: Trám răng sâu lỗ to có đau không?